Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Chùa Dâu - Tổ chùa Việt Nam


CHÙA DÂU- TỔ CHÙA CỦA VIỆT NAM

            Là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, chùa Dâu  không chỉ mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc, điêu khắc mà đó còn là nơi khởi nguồn của đạo Phât. Chùa Dâu đã và đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến hành hương, tìm hiểu.

Goi là chùa Dâu vì dân cư ở đây ngoài trồng lúa nước còn có nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt vải.Chùa  còn có những tên khác là chùa cả, Cổ châu tự, Thiền định tự, Diên ứng tự.Chùa Dâu  thuộc làng Khương Tự- huyện Siêu Loai- phủ Thuận An- xứ Kinh Bắc, nay thuộc làng Khương Tự- xã Thanh Khương- huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh. Chùa Dâu, thành Luy Lâu vố   là trị sở của quận Giao Châu thời thuộc Hán.
Theo ghi chép trong sử sách và bia đá tại chùa, chùa Dâu được xây dựng từ thế kỷ II( 187- 226) dưới thời Sỹ Nhiếp làm thái thú. Trải qua trường kỳ lịch sử, chùa đã được xây dựng, tu bổ, tôn tạo nhiều lần. Đợt tu bổ lớn nhất là vào đời vua Trần Anh Tông(1293-1315), do trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đảm nhận, chùa Dâu trở thành “ chùa trăm gian- tháp chín tầng- cầu chín nhịp”.Đến thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn chùa Dâu tiếp tục được trùng tu và mở rộng ,có quy mô lớn. Tấm bia có niên đại Vĩnh Hựu thứ 4(1738) ghi chép về việc hưng công sáng tạo chùa Dâu. Năm 2011, chùa Dâu  lại được trùng tu, tôn tạo theo nguyên tắc giữ gìn tối đa “ nguyên gốc”.
             Đây là di tích  gắn với huyền tích Phật mẫu Man Nương .Man Nương,người làng Mãn Xá bên cạnh.,đến chùa học đạo. Một hôm nàng ngủ quên, nhà sư vô tình bước qua, mà từ đó mang thai. Đến ngày 8-4(âm lịch) hạ sinh một nữ nhi tốt lành. Nàng đem con trả lại cho sư. Nhà sư mang đứa bé đến cây dung thụ gõ đọc kệ, cây dung thụ bỗng nứt toác ra ôm đứa trẻ  vào lòng. Sau đó mưa bão đánh đổ cây dung thụ, cây trôi theo dòng sông Dâu về thành Luy Lâu, được  Man Nương vớt lên. Thái thú Sỹ  Nhiếp nằm mộng  phải tạc tượng thờ từ cây dung thụ   nên cho người tạc thành 4 bức tượng lần lượt đặt  tên là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện , thờ   các chùa quanh vùng. Chùa Dâu thờ Đại thánh phật Pháp Vân.

            Chùa Dâu và các chùa Tứ pháp vùng Dâu đều được xây dựng theo kiểu “ nội công ngoại quốc” nhằm vừa để thờ thần , vừa để thờ phật.. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng, cảnh quan đẹp, hướng Tây, sát đường 282. Chùa gồm các công trình: Tam quan, Tiền thất( Bái vọng đường), Tháp Hòa phong, Tiền đường, Thiêu hương,hai dãy hành lang,  Thượng điện, Hậu đường, Nhà Tổ, nhà khách, vườn tháp.
( chèn các Hình ảnh về chùa Dâu: ảnh Tiền Đường, Hai dãy hành lang, Thiêu hương- có chú thích rõ ràng)
Nổi bật giữa sân chùa là Tháp Hòa Phong. Tháp được xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa,nung thủ công tới già. Thời gian đã lấy đi 6 tầng trên của tháp, nay chỉ cò 3 tầng cao khoảng 17 m nhưng vẫn rất uy nghi, vững trãi.  Cửa phía tây của Tháp có con cừu đá dài 1.33m, cao 0,8m mang đậm dấu ấn văn hóa phương Bắc.Truyện kể  rằng Sỹ  Nhiếp có 2 con cừu. Khi ông chết, hai con cừu lang thang khắp nơi, một con tìm về  được lăng Sỹ  Nhiếp  nằm phủ phục, 1 con lạc đến chùa Dâu, nằm ở đó nghe kinh.. Trước cửa phía tây còn có  tấm bia “Hòa Phong Tháp bi ký”, “ Cổ Châu Diên Ứng Tự” ( Bia đá tháp Hòa Phong , chùa Diên Ứng Cổ Châu) và  bia “hưng công sáng tạo”( ghi công những người đóng góp). Trong lòng tháp có 4 bệ  gạch thờ 4 vị Tứ Trấn, bằng gỗ phủ sơn, cao 1,6m  mỗi người một vẻ, tướng võ oai nghiêm.. Phía trên cao trong lòng tháp treo môt khánh đồng đúc vào năm Minh Mạng 18 (1837) và chuông đồng đúc vào triều Cảnh Thịnh (1793).

Hai dãy hành lang nối hai bên Tiền thất chạy thẳng xuống Hậu Đường , nơi đây thờ 18 vị La Hán.

Thượng Điện được thiết kế 1 gian, hai chái, 4 vì tạo thành 4 mái đao cong. Tại trung tâm Thượng Điện là ban thờ Đại thánh Pháp Vân. Ngài tọa trên tòa sen đặt trong khám thờ lớn chạm rồng và sơn son thiếp bạc. Tượng cao 1.57m- mang dáng vẻ của một người phụ nữ đôn hậu, khỏe mạnh,  có thực trên đời nhưng lại là một đức phật ở thế thuyết pháp, niệm chú. Toàn thân sơn màu mận chín là biểu tượng của một bầu trời no đủ mây mưa, sấm chớp; phía dưới tượng Pháp Vân, hai bên có tượng bà Trắng, bà Đỏ - những người công đức nhiều tiền của vào chùa Dâu làm hương hỏa.. Trước mặt tượng Pháp Vân có tượng Thạch Cương hay Thạch Quang- là một hòn đá cuội màu nâu nhạt, cao 0,19m, đường kính đầu 0,11m. Hiện nay tượng Thạch Quang được đặt trong một hộp sơn son thiếp vàng.

Hậu đường gồm 9 gian là nơi thờ các lớp tượng về sau đối với tượng Pháp Vân như các ban: Đức Ông, Quan Âm, Thánh Hiền, Địa Tạng Vương, Hậu Phật
Sát bên trái Hậu Đường là nhà Tổ, vừa thờ Tổ vừa thờ Mẫu. Nằm sát nhà Tổ, song song với dãy hành lang là nhà Khách. Phía sau là vườn chùa, có 8 tháp gạch , nơi đặt di cốt của các sư tăng trụ trì tại chùa.
Xưa kia, hội Dâu được tổ chức trong 4  ngày, chính hội là ngày mùng 8 tháng tư âm lịch. Hội Dâu đông đúc và vui lắm, thu hút đông đảo  khách thập phương về lễ phật cầu may. Trong lễ hội, ngoài phần thi lễ quen thuộc về tín ngưỡng tôn giáo như: rước kiệu Pháp Vân, tượng bà Trắng, bà Đỏ…còn có phần hội là những trò vui như múa hát và các cuộc thi, Thi múa trống có tính chất khai hội, thi múa gậy để dẹp đường, nhất là thi cướp nước mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa- đó cũng là tín ngưỡng của người Việt cổ.

Cuộc thi cướp nước được tiến hành vào trưa ngày 8-4- tức ngày chính hội. Để chuẩn bị cho cuộc thi người ta đã kê sẵn 2 cái bàn bằng gỗ lim vững chắc, rồi  dùng vải màn quây xung quanh  Hai chiếc bàn kê ở giữa 2 bên cửa nghách Cổng Tam quan, cách dãy nhà tiền tế khoảng 200 m. Tượng Pháp Vân, Pháp Vũ đặt trên 2 chiếc kệ, mỗi kệ do 8 chàng trai khỏe mạnh, vóc dáng cân đối, cao bằng nhau rước kiệu với tốc độ nhanh nhất có thể  trong tiếng hò reo của những người xem hội.Nếu như bà Đậu- Tượng Pháp Vũ về đích trước thì năm đó mưa thuận, gió hòa, cây cỏ tươi tốt. Còn nếu bà Tướng – tức Pháp Lôi về đích trước thì năm đó hạn hán mất mùa, đồng ruộng lắm sâu, nhiều đỉa.Đó cũng là lý do để người ta háo hức tham gia, chờ đợi.Tiếp đó 2 tượng Pháp Vân và Pháp Lôi được rước vào chùa để chuẩn bị lễ bái Tổ.
Ngày nay, qua những thăng trầm của lịch sử, Sông Dâu, cầu chín nhịp, tháp chín tầng( nay chỉ còn 3 tầng), chợ âm dương đã mất. Hội Dâu cũng không còn như xưa. Điều đó rất cần sự chung sức của nhiều ban nghành để phục dựng lại.
Tuy vậy, trong tiềm thức của người Kinh Bắc nói chung và người dân Thuận thành nói riêng thì ngày 8-4 âm lịch vẫn là ngày để “trở về”
Chùa Dâu là trung tâm phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam, thể hiện sự kết hợp giữa tín ngưỡng dân gian thuần Việt và Phật Giáo..Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc có quy mô đò sộ, tinh xảo, mang đậm dấu ấn của các triều Trần, Lê, Nguyễn. Trong chùa còn bảo lưu được một kho tàng khổng lồ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá như chùa, tháp, bia đá, tượng thờ, sắc phong, đồ thờ tự, tín ngưỡng, lễ hội…Chùa đã được công nhận là “Di sản Văn hóa quốc gia đặc biệt” năm 2013.
Chùa Dâu xứng đáng là danh lam cổ tự. Là niềm tự hào của người dân  Thuận Thành nói riêng và nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói chung. Chùa Dâu hứa hẹn sẽ trở thành trọng điểm du lich văn hóa tâm linh trong tương lai không xa.

Nhóm đề tài tổng hợp và sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét