Thông tin Lăng Kinh Dương Vương

LĂNG VÀ ĐỀN THỜ KINH DƯƠNG VƯƠNG

1. Thủy tổ Kinh Dương Vương

Kinh Dương vương (chữ Hán: 涇陽王); là một nhân vật truyền thuyết, ông nội Hùng Vương thứ nhất, thuộc dòng dõi Vua Thần Nông vốn được suy tôn làm thủy tổ của người Bách Việt. Dã sử chép Kinh Dương vương tên húy là Lộc Tục (祿續), là người hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (~2879 Tr.CN), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, Lãnh thổ của quốc gia dưới thời Kinh Dương vương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ XuyênTrung Hoa ngày nay). Kinh Dương vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân.
Kinh Dương vương có thể là danh hiệu đời sau truy tặng cho một tù trưởng bộ lạc đã góp công vào việc thống nhất tộc người Lạc Việt, có thể là tù trưởng bộ lạc Văn Lang trước Hùng Vương. Sự nghiệp của ông được tiếp nối bởi Lạc Long Quân và Hùng Vương đời thứ nhất. Niên đại của Kinh Dương vương là trước thế kỷ 7 TCN bởi theo các bằng chứng khảo cổ học thì nhà nước đầu tiên Văn Lang được thành lập vào thế kỷ VII TCN.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, một quyển sách theo quan điểm Nho giáo thì Kinh Dương vương có nguồn gốc từ phương Bắc: Nguyên Đế Minh là cháu bốn đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ NamTrung Quốc) đóng lại đó rồi cưới Vụ tiên nữ (鶩僊女)[4], sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục (祿續).
Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương vương (chữ Hán: 涇陽王). Theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì Kinh Dương vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN trở đi[1]. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Lĩnh Nam chích quái ghi lại truyền thuyết vua đánh đuổi thần Xương Cuồng dũng mãnh, trừ hại cho dân.
Ông lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Thần Long, sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân.[8]
Thời Lê Thánh Tông, sử gia Ngô Sĩ Liên chép “Kỷ Hồng Bàng”: “Tổ tiên người Việt có vua đầu gọi là Kinh Dương Vương tinh thần đoan chính, có đức tính của thánh nhân. Vương lấy con gái thần Động Đình sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trứng nở ra thành 100 con. Lạc Long Quân mang 50 con đi khai phá miền biển, Âu Cơ mang 50 con đi khai phá miền núi. Con trưởng nối ngôi là Hùng Vương, đặt quốc hiệu là Văn Lang, định đô ở Phong Châu, chia thành 15 bộ. Hùng Vương trải 18 đời”. Kỷ Hồng Bàng kéo dài từ năm 2879 đến năm 258 trước công nguyên. [9]
Ngày nay, người trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh ngày nay) hay tổ chức Lễ hội tưởng nhớ Kinh Dương vương vào ngày 18/1 âm lịch hằng năm. Việc thờ cúng Kinh Dương Vương ở Việt Nam không phổ biến bằng tín ngưỡng thờ cúng Thần Nông, vị thần là cụ thủy tổ của Hùng Vương đồng thời là vị thần rất được sùng bái trong tín ngưỡng nông nghiệp ở Việt Nam; được các triều đại phong kiến lập Đàn Xã Tắc để tế lễ hàng năm.[8]
Nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, Bắc Ninh được coi là cái nôi của nền văn minh lúa nước, vùng đất gắn với nhiều huyền thoại lịch sử của nền văn hóa Đại Việt. Đây cũng là vùng đất có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, một trong số đó là Đền thờ và Lăng Kinh Dương Vương tại thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành - nơi thờ phụng những bậc thủy tổ dân tộc có công mở nước.[9]
Đền thờ Kinh Dương Vương nằm ở khu đất thoáng rộng ở giữa thôn Á Lữ, rộng đến 3.000m2, cảnh quan rất đẹp. Bên trong hậu cung đền có ba ngai thờ: Ngai Kinh Dương Vương đặt ở gian giữa, ngai Lạc Long Quân ở bên phải, ngai  Âu Cơ đặt ở bên trái. Ngoài các đồ thờ cúng, đền có lưu giữ 15 đạo sắc phong thời Nguyễn, khẳng định đền thờ Kinh Dương Vương là lăng tẩm đế vương bằng chữ Hán, có một sắc phong của vua Tự Đức năm thứ 33, tạm dịch là: Xã Á Lữ từ lâu phụng thờ đền Kinh Dương Vương, vị vua khai sáng văn minh, thánh của người Việt. Chuẩn cho tiếp tục thờ theo nghi lễ quốc khánh.
Cách đền thờ độ 300m, ra ngoài đê là khu lăng mộ Kinh Dương Vương nằm trên gò đất cao ráo ven sông Đuống, khu lăng rộng 6000m2 , um tùm cây cổ thụ. Thời Minh Mạng, lăng được tu bổ lập bia (được tạm dịch): Lăng miếu ngày xưa còn dấu tích thiêng liêng tại đây. Nơi thờ cúng này được cả nước sùng kính.
Đền thờ và lăng mộ Kinh Dương Vương trường tồn cùng với thời gian, luôn được nhân dân và Nhà nước bảo vệ, trùng tu tôn tạo, xây dựng lại với đạo lý vấn tổ, tầm tông. [
9]
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta khi ấy tên là Văn Lang.
Thủy tổ Kinh Dương Vương còn được thờ làm Thành Hoàng làng thôn Á Lữ. Ngôi đình cổ ở phía Đông làng được khởi dựng với quy mô to lớn gồm 2 tòa: Tiền tế 7 gian và Đại đình có 5 gian tiền đình và 3 gian hậu cung, bộ khung gỗ chạm khắc “tứ kinh tứ quý” lộng lẫy. Hệ thống thần phả sắc phong của đình và đền đã cho biết rõ người được thờ là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, có công khai sơn sáng thủy.

Điều vô cùng quý giá của quần thể di tích là còn bảo lưu được kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: thần phả, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối, tín ngưỡng, lễ hội: Tại lăng mộ Kinh Dương Vương còn bảo lưu được tấm bia đá ghi rõ “Kinh Dương Vương lăng”, niên đại “Minh Mệnh nhị thập nhất niên” (1840). Tại đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, hiện còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý giá như: ngai bài vị, thần phả, sắc phong, văn tế, hoành phi, câu đối. Hệ thống hoành phi, câu đối phản ánh ca ngợi về người được thờ như: “ Nam bang thủy tổ” (Thủy tổ nước Nam), “ Nam tổ miếu” (Miếu tổ nước Nam)… Đặc biệt là 15 đạo sắc phong của các triều vua phong cho người được thờ là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Kho tàng di sản văn hóa quý giá của quần thể di tích còn được thể hiện ở tín ngưỡng và lễ hội truyền thống. Cứ đến ngày 18 tháng giêng đền, đình làng Á Lữ lại được mở hội. Để lo việc đình đám, ngay từ trong năm làng phân công việc cho quan đám và các giáp. Giáp đăng cai lễ hội được nhận ruộng công để nuôi lợn và làm bánh chưng, bánh dày tế thần. Vào hội, ngay từ ngày 12, đền và đình được mở cửa để bao sái đồ thờ tự, phong cờ quạt. Đến ngày 16, làng tổ chức rước nước từ sông Đuống về đình đền để tế lễ quanh năm. Ngày 17, làng tổ chức rước kiệu từ đình xuống đền Thượng và đền Hạ để xin rước các bậc thủy tổ dân tộc về đình để tế lễ và mở hội. Từ ngày 18 đến 24, mỗi ngày một tuần tế. Lễ vật có lợn cả con, bánh trưng, bánh dày. Đến ngày 25, tế giã đám tại đền Thượng và đền Hạ bằng cá gỏi.
Quần thể di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương là một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu, hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước hướng về cội nguồn. Đây là một quần thể di tích lịch sử văn hóa quốc gia có giá trị văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.[10]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét